Thiết kế Website hiện nay không còn quá khó đối với một doanh nghiệp hay cá nhân, chỉ cần bạn gõ cụm từ khoá "hướng dẫn thiết kế websit...
Thiết kế Website hiện nay không còn quá khó đối với một doanh nghiệp hay cá nhân, chỉ cần bạn gõ cụm từ khoá "hướng dẫn thiết kế website bán hàng" sẽ hiện ra hàng ngàn kết quả, video clip hướng dẫn bạn từng thao tác chi tiết.
Nhưng để có một website bán hàng và một website chuẩn SEO để tối ưu hoá được tỷ lệ chuyển đổi là hai việc hoàn toàn khác nhau. Đối với nhiều chủ sỡ hữu website, SEO là một công việc hết sức phức tạp, việc đơn giản hơn là họ thuê một nhân viên SEO về và giao cho họ tối ưu.
Yoast SEO là gì? |
Tuy nhiên, suy nghĩ này hết sức sai lầm khi bạn thuê một nhân viên SEO trong khi bạn không có bất kì một hiểu biết nào sẽ rất dễ bị qua mặt hoặc không thể tối ưu website tốt nhất có thể. Bên cạnh đó cũng có một vài việc SEO website mà bạn có thể tự thực hiện và quản lí theo ý bản thân.
Trong bài viết này, Vlink sẽ nói về mối quan hệ hoàn hảo giữa WordPress - Công cụ thiết kế Website tốt nhất và Yoast SEO
Đọc thêm: WORDPRESS LÀ GÌ? CÁCH THIẾT KẾ WEBSITE WORDPRESS HOÀN CHỈNH
1. Yoast là gì và nó làm gì?
Yoast hay còn được gọi là Yoast SEO là một plugin của WordPress được thiết kế giúp đơn giản hoá các thao tác tối ưu SEO trên website, plugin này dành cho mọi người dù họ không biết gì về SEO hoặc có là chuyên gia thì vẫn có thể dùng được.
Yoast không những hướng dẫn bạn từng bước và sử dụng các màu khác nhau để thể hiện các lỗi ở vị trí khác nhau mà nó còn không bắt bạn viết các mã code phức tạp, việc của bạn chỉ là phát hiện ra các lỗi, sửa nội dung và tối ưu nhất có thể.
Yoast SEO có hai phiên bản: miễn phí và tính phí. Phần lớn các website hiện nay sử dụng phiên bản miễn phí đã đáp ứng đầy đủ tất cả các tính năng cũng như hỗ trợ bạn SEO website tốt nhất.
Tham khảo Dịch vụ SEO Website uy tính nhất tại TP.HCM
Tuy nhiên, đối với những website của các công ty lớn thì họ cần nhiều tính năng và lợi ích hơn từ phiên bản trả phí. Vậy chúng ta hãy so sánh xem bạn có sẵn sàng bỏ ra một số tiền để nhận thêm các tính năng hỗ trợ không nhé.
_ Cả hai phiên bản đều cung cấp:
- Khả năng điều chỉnh tiêu đề SEO, slug URL và mô tả meta của bạn.
- Mẹo tối ưu hóa cho tiêu đề SEO, slug URL và mô tả meta.
- Bản xem trước về các bài đăng của bạn sẽ hiển thị trên thiết bị di động và kết quả tìm kiếm của Google.
- Phân tích việc sử dụng từ khóa.
- Bộ đếm liên kết nội bộ.
- Kiểm tra khả năng đọc.
_ Đối với phiên bản trả tiền của Yoast cung cấp :
- Một công cụ chuyển hướng.
- Đề xuất liên kết nội bộ.
- Bản xem trước chia sẻ xã hội.
- Khả năng tập trung vào nhiều từ khóa.
Vậy nếu có Yoast bạn sẽ không cảm thấy việc SEO website trở nên quá phức tạp thậm chí còn đơn giản hơn khi chính bạn cũng có thể thực hiện.
2. Cách tải xuống và cài đặt Yoast trên WordPress
Đầu tiên là bạn đăng nhập vào trang admin của WordPress. Sau đó chọn "Plugins", rồi đến "Thêm mới", khi đến cửa hàng plugin bạn gõ từ "Yoast" trên thanh tìm kiếm ở góc trên bên phải. Cuối cùng là chọn "Cài đặt ngay" ở góc phải của plugin "Yoast SEO".
Cách thiết lập và cài đặt Yoast SEO |
Sau khi WordPress đã hoàn tất quá trình cài đặt plugin thì nó sẽ yêu cầu bạn kích hoạt. Việc bạn cần làm bây giờ là nhấn vào nút "Kích hoạt" vậy là bạn đã tích hợp được plugin Yoast SEO vào nền tảng WordPress.
Nếu bạn quay lại trang tổng quan WordPress của mình, bạn sẽ thấy Yoast SEO trong thanh bên trái của bạn dưới “SEO”.
3. Thiết lập Yoast SEO
Bây giờ bạn đã cài đặt Yoast, bạn có thể bắt đầu sử dụng nó tối ưu SEO bài viết để xây dựng lưu lượng truy cập vào nội dung của bạn.
Để thiết lập Yoast bạn hãy làm theo các bước sau:
Đầu tiên bạn nhấp vào SEO trong thanh WordPress của bạn. Điều này sẽ đưa bạn đến bảng điều khiển của Yoast.
_ Nhấp vào General => Configuration Wizard để mở nó. Đến đây Yoast SEO sẽ hỏi bạn muốn tự định cấu hình hay sẽ trả tiền để họ làm, lời khuyên của tôi là bạn nên tự làm vì không ai hiểu ngành hàng website của mình hơn bản thân bạn đâu.
Cách thiết lập Yoast SEO |
Tôi sẽ lấy một blog về mẹ mà tôi đang sở hữu để làm ví dụ.
_ Đầu tiên chính là mô hình của trang web, sẽ có 3 loại hình là trang trực tuyến, trang thử nghiệm và trang phát triển. Phần lớn tất cả các tổ chức kinh doanh đều sẽ chọn loại hình đầu tiên vì những loại hình còn lại không thể lập chỉ mục khai báo với Google khi bạn đăng bài viết.
Chọn loại hình phù hợp với mục đích website của bạn |
_ Tiếp theo là chọn loại trang, khá đơn giản. Vì đây là một trang web xuất bản nhỏ, chúng tôi sẽ chọn ‘Trang tin tức’.
_ Tiếp theo, Yoast hỏi chúng ta là cá nhân hay một công ty. Trong trường hợp này, trang web của tôi là công ty, vì vậy tôi sẽ chọn tùy chọn đó.
- Nếu bạn chọn cá nhân thì bạn sẽ khai báo tên, loại hình này phù hợp với blog cá nhân, các danh mục đầu tư.
- Nếu bạn chọn công ty thì Yoast sẽ yêu cầu bạn khai tên công ty và tải lên các giấy tờ chứng nhận của công ty bạn.
_ Sau khi hoàn tất khai báo bạn sẽ thêm các trang mạng xã hội liên quan và "Khả năng hiển thị loại bài đăng". Việc này sẽ khai báo hình thức hiển thị các bài viết của bạn trên các công cụ tìm kiếm, bạn sẽ muốn chặn các công cụ tìm kiếm khỏi những thứ như phương tiện, trang cảm ơn, phiên bản thân thiện với máy in của trang, trang thử nghiệm và trang lời chứng thực. Chúng ta nên để cài đặt mặc định, sau này chúng ta có thể thay đổi trong thanh công cụ của Yoast.
LƯU Ý: Nếu bạn đang sử dụng chủ đề có nhiều loại trang hơn, bạn có thể thấy nhiều tùy chọn hơn trong Chế độ hiển thị loại bài đăng.
Nếu vậy, bạn cần xác định xem bạn có muốn các trang đó được lập chỉ mục hay không.
_ Tiếp theo là một cài đặt chú thích khác. Bạn có nhiều tác giả không? Trang web này có, vì vậy chúng tôi chọn ‘Có’. Nếu bạn định xuất bản các bài đăng dưới một hoặc chỉ một số ít tên người dùng chung, bạn sẽ chọn ‘Không.’ Điều này yêu cầu Yoast không lập chỉ mục các trang của tác giả.
_ Tiếp theo, Yoast muốn kết nối với Google Search Console.
- Nếu bạn chọn “Xác thực lại với Google”, nó sẽ mở ra một cửa sổ mới và yêu cầu bạn đăng nhập vào tài khoản Google của mình. Sau đó, nó sẽ cung cấp cho bạn một mã để nhập vào Yoast.
- Nếu bạn không có Search Console, bạn nên tạo một tài khoản trên Google Search Console vì nó cho phép bạn truy cập vào hàng tấn dữ liệu và trên hết, nó hoàn toàn miễn phí.
- Nếu bạn không muốn thiết lập Google Console, bạn có thể bỏ qua bước này và quay lại sau.
_ Tiếp theo là Cài đặt tiêu đề.
- Đây là những gì sẽ xuất hiện trong kết quả tìm kiếm sau Tiêu đề SEO của bạn. Ví dụ: "Tiêu đề bài viết - Tiêu đề"
Thiết lập tiêu đề SEO bạn muốn website hiển thị trên các công cụ tìm kiếm - Bạn muốn đảm bảo ‘Tên trang web’ là tên bạn muốn hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
- Dấu phân tách tiêu đề bạn chọn không đặc biệt quan trọng. Tôi thường sử dụng tùy chọn mặc định, đó là một dấu gạch ngang đơn giản.
_ Tiếp theo, bạn có thể chọn đăng ký nhận bản tin của Yoast. Nếu bạn đang làm việc này một mình, tôi khuyên bạn nên đăng ký để có thể tiếp tục học, nhưng không bắt buộc.
Vậy là bạn đã hoàn thành việc Thiết lập Yoast SEO, tiếp theo tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng Yoast như thế nào?
4. Sử dụng Yoast
Yoast SEO sẽ hỗ trợ bạn khá nhiều trong việc tối ưu hoá bài viết chuẩn SEO một cách tốt nhất, từ việc tối ưu tiêu đề, mô tả meta, từ khoá chính, đoạn văn, liên kết nội bộ,... nếu bạn vẫn chưa hiểu hãy đọc thêm bài viết bên dưới.
Đọc thêm: SEO là gì?
Khi bạn tạo một bài đăng mới trong WordPress, hãy cuộn xuống cuối bài đăng và bạn sẽ thấy hộp thoại Yoast, trông giống như sau:
Giao diện của Yoast SEO có dạng như trên |
Ở trên cùng, có ba tab bao gồm phân tích khả năng đọc và từ khóa. Nếu bạn có phiên bản trả phí, bạn sẽ thấy thêm một tab để thêm các điều khoản chính bổ sung.
Ở thanh bên trái, có một số tính năng khác mà chúng ta sẽ khám phá sau khi biết được cách hoạt động của các tab trên.
_ Tab đầu tiên cho biết ‘khả năng đọc’, điều này khá dễ hiểu. Tab này sẽ cho bạn thấy bài viết của bạn dễ đọc như thế nào.
Yoast sử dụng các dấu hiệu “đèn giao thông” đơn giản để cho bạn biết liệu bạn có đang làm tốt hay không. Màu xanh lá cây có nghĩa là bạn tốt, màu vàng có nghĩa là bạn có thể làm tốt hơn và màu đỏ chắc chắn là bạn nên xem xét lại.
Bất cứ khi nào bạn thấy đèn đỏ hoặc vàng hãy tìm giải pháp. Yoast sẽ cho bạn biết lí do và cách để thay đổi tốt hơn.
_ Tiếp đến là tab "Từ khoá"
Tab này thì phức tạp hơn chút. Tại đây bạn sẽ được thấy trước bài viết của mình sẽ xuất hiện như thế nào trên các trang tìm kiếm, mức độ tối ưu hoá từ khoá và bài viết mà Yoast đánh giá là như thế nào
Một số nội dung mà bạn cần chú ý như
4.1. Cập nhật tiêu đề SEO và mô tả meta của bạn
Nhấp vào ‘chỉnh sửa đoạn mã.’
_ Yoast gọi đây là tiêu đề SEO nhưng bạn cũng có thể nghe thấy nó với tên gọi là thẻ tiêu đề. Đây là tên gọi mà Google sẽ đánh giá về nội dung liên quan đến từ khoá của bạn, vì vậy hãy chèn từ khoá vào tiêu đề và sử dụng hết 60 ký tự đầu tiên để tạo một tiêu đề hấp dẫn, kích thích người đọc.
Theo Moz, Google có xu hướng hiển thị 50-60 ký tự đầu tiên của thẻ tiêu đề. Nếu tiêu đề bạn vượt quá độ dài, Google sẽ hiển thị một dấu chấm than để cảnh báo bạn và bắt buộc bạn phải thay đổi.
_ Sau tiêu đề chính là slug URL, WordPress luôn tạo sẵn cho bạn một đường dẫn có sẵn tuy nhiên bạn nên thay đổi để phù hợp với nội dung bài viết, chứa từ khoá bạn muốn SEO, ngắn gọn và nêu lên được ý chính của bài viết.
_ Cuối cùng chính là đoạn mô tả meta, thông thường WordPress sẽ tự động lấy nội dung từ 2-3 dòng đầu của bài viết (khoảng 160 kí tự) tuy nhiên để nội dung hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm ấn tượng với người đọc hơn bạn nên tóm tắt và thay đổi lại nội dung này phù hợp với bài viết. Nhằm kích thích trí tò mò của khách hàng, tăng lưu lượng truy cập, nó sẽ ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng của website bạn.
Để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động và cách đặt tiêu đề bạn nên đọc bài viết Cách SEO để tăng chuyển đổi bền vững.
4.2. Phân tích của Yoast
Trong phần này bạn sẽ thấy tất cả các đề xuất mà Yoast dành cho bạn để cải thiện mọi vấn đề xuất hiện trong bài viết của bạn.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng bài viết được viết ra dành cho người dùng, khách hàng đọc chứ không phải cho Yoast, nên bạn cần nghĩ đến đọc giả, chỉ thay đổi khi bạn cảm thấy bài viết tốt nhất, tự nhiên nhất chứ đừng tối ưu để hiện tất cả màu xanh nhưng nội dung của bạn không thu hút người dùng thì sẽ phản tác dụng, đôi khi bài viết tốt nhất sẽ có vài đèn vàng thậm chí đỏ nên bạn đừng lo lắng quá nhé.
4.3. Tuỳ chọn khác
Bây giờ chúng ta đã xem xét các tab bên trái gồm 3 dấu chấm, mạng xã hội và bánh răng.
Các tab hỗ trợ Yoast SEO |
_ 3 dấu chấm trên cùng chính là nội dung bên trên chúng ta tìm hiểu.
_ Tab thứ hai là mạng xã hội sẽ cho phép bạn xem trước bài đăng của mình trông như thế nào trên Facebook. Điều này có thể đặc biệt hữu ích nếu bạn sử dụng chương trình tự động đăng bài cho các bài đăng blog mới. Bạn có thể tuỳ ý thay đổi tiêu đề, thẻ meta, hình ảnh đại diện khác tuỳ thuộc vào đối tượng bạn quan tâm trên Facebook. Bạn cũng có thể bỏ qua bước này nếu không cần thiết.
_ Biểu tượng bánh răng cài đặt nâng cao.
- Đây chính là chỉ mục meta có liên quan đến cài đặt ‘Hiển thị loại bài đăng’ mà chúng ta đã thấy khi thực hiện cấu hình Yoast.
- Nếu bạn muốn Google lập chỉ mục bài đăng hoặc trang của mình, hãy giữ nguyên cài đặt này.
- Nếu đó là trang Cảm ơn hoặc một số trang khác mà bạn không muốn Google lập chỉ mục, hãy nhấp vào trình đơn thả xuống và chọn ‘noindex.’
- Nếu bạn đang xuất bản lại nội dung, đây cũng là phần mà bạn có thể thêm URL chuẩn.
- Điều này cho Google biết nguồn gốc của nội dung và giảm các vấn đề về nội dung trùng lặp.
5. Phần kết luận
Vlink hy vọng bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về cách thiết lập và sử dụng Yoast SEO, như bạn thấy, Yoast sinh ra để đáp ứng nhu cầu SEO bài viết cho mọi người ở mọi cấp độ, việc bạn cần làm là chỉ cần tạo ra nội dung thật hay, thật hấp dẫn và tối ưu bài viết tốt nhất theo những gì Yoast gợi ý là bạn đã thành công trong việc SEO một website.
Chúc bạn thành công và website nhanh chóng tăng hạng để đạt được lược khách hàng truy cập theo mong muốn của bạn nhé.
Nguồn tham khảo bài viết: https://neilpatel.com
Nguồn: https://hapodigital.com/yoast-seo-la-gi/
COMMENTS