Cùng VLINK ASIA tìm hiểu quá kiểm tra và đánh giá nội dung hiện có, cộng thêm các tiêu chuẩn để quyết định bạn sẽ cải thiện hay gỡ bỏ nội dung cũ
Cùng VLINK ASIA tìm hiểu quá trình lặp đi lặp lại của việc kiểm tra và đánh giá nội dung hiện có, cộng thêm các tiêu chuẩn để quyết định bạn sẽ cải thiện hay gỡ bỏ nội dung cũ trên trang web.
Liệu nội dung có thể
kéo điểm “authority” tổng thể của website xuống? Chúng tôi tin là có thể.
Bạn cần phải quyết định
một việc quan trọng: bạn nên cải thiện nội dung cũ trên trang web hay loại bỏ
chúng?
Ra những quyết định
đúng trong quá trình này sẽ giúp cải thiện traffic, khả năng hiển thị tìm kiếm
tự nhiên (thứ hạng, đoạn trích nổi bật,...), đường dẫn, tỷ lệ chuyển đổi và
tương tác.
Sứ mệnh được Google đề ra từ những ngày mới thành lập là “sắp xếp thông tin trên toàn thế giới và khiến chúng được tiếp cận một cách rộng rãi và hữu ích.”
Về phía Google, sứ mệnh
đó vẫn chưa thay đổi. Nhưng điều đã thay đổi là lĩnh vực content marketing. Vào
khoảng thời gian Google ra mắt bản cập nhật thuật toán Google Panda, rất nhiều
doanh nghiệp và thương hiệu cuối cùng đã đồng tình với ý tưởng “nội dung là
vua”.
Họ bắt đầu tạo ra đủ
các loại nội dung – một số rất tuyệt vời, nhưng đa số thì chỉ ở mức trung bình,
dưới mức trung bình, hoặc có thể nói thẳng là tệ.
Ngày nay, rất nhiều nội
dung được đăng tải, nhưng đa số chúng không hề hữu ích. Rất nhiều nội dung thừa
thãi.
Vào năm 2016,
Internet có hơn 130 nghìn tỷ trang độc lập. Nhưng chỉ mục của Google Search chứa
hàng trăm tỷ trang web – chỉ chiếm một phần của tổng số lượng trang web trên
Internet.
Công cụ tìm kiếm lọc
ra rất nhiều trang web và bạn không muốn trang web của mình nằm trong số đó.
Vì vậy mà các nhà
marketers nội dung và nhà sáng tạo đã đề ra một nhiệm vụ rất quan trọng:
“Hãy đưa Google những
nội dung hay nhất của chúng ta và làm chúng trở nên tối ưu, hữu ích và có tính
liên quan.”
Hãy nhìn lại cách tiếp cận content marketing của bạn
Phát ngôn viên của
Google đã hạ thấp ý tưởng “nội dung cũ không làm ảnh hưởng đến bạn”. Bọn họ
cũng cảnh cáo rằng việc loại bỏ nội dung là một chiến thuật SEO nguy hiểm.
Vậy cần xử lý nội
dung cũ bằng cách nào để biết nên loại bỏ hay cải thiện chúng?
Đây là cách mà chúng
tôi đã thực hiện.
Bước 1: Kiểm tra nội dung của bạn.
Mọi việc bắt đầu bằng
việc kiểm tra và đánh giá nội dung của bạn trước khi tiến hành tối ưu SEO Website. Bạn cần phân loại chúng thành 3 loại:
- Nội dung hữu ích
- Nội dung vô bổ.
- Nội dung gây ảnh hưởng xấu.
Bước đầu tiên là
crawl nội dung của bạn. Những công cụ crawl nội dung tốt nhất hiện nay là:
- Screamingfrog
- DeepCrawl
- Oncrawl
- Sitebulb
- Botify
Sau khi bạn đã thực
hiện xong việc crawl nội dung, bạn cần biết những yếu tố sau:
- Tiêu đề: đã được tối ưu chưa? Liệu nó có giúp ích cho người đọc?
- URL: đã thân thiện với SEO chưa? Bạn có cần thay đổi chúng không?
- Tác giả: ai viết chúng? Người đó có phải chuyên gia trong lĩnh vực đó không?
- Ngày xuất bản: nội dung còn mới hay đã lỗi thời?
- Số lượt xem: số lượt xem càng cao càng tốt. Đó là dấu hiệu của nội dung tốt, tạo được sự liên kết tới khán giả của bạn.
- Số lượng chữ: đây không nhất thiết là dấu hiệu của nội dung kém chất lượng nhưng nó thường cho thấy vấn đề về chất lượng.
- Số lượng đường dẫn: có bao nhiêu đường dẫn nội bộ và bên ngoài.
- Chỉ số Trust Flow và Citation Flow: hai chỉ số của Majestic nhằm đánh giá chất lượng và khả năng SEO qua đường link của nội dung được đăng.
Bước 2: Đánh giá chất lượng của nội dung
Ở bước tiếp theo, bạn
cần phân tích chất lượng của nội dung có trên website của bạn.
Các tiêu chí đánh giá
chất lượng nội dung sẽ có:
- Tính chính xác
- Thân thiện với nền tảng di động
- Trả lời được các câu hỏi
- Có nhiều thông tin
- Độc đáo
- Chia sẻ được
- Giải quyết được vấn đề
- Khơi gợi cảm hứng
- Dễ đọc
- Có hình ảnh
- Có tính giải trí
- Có tính giáo dục
Các nội dung kém chất
lượng thường:
- Không nhắm đến đối tượng khán giả cụ thể.
- Không có mục đích.
- Không được tối ưu.
- Không thành công.
Mặt khác, Google đánh
giá nội dung chất lượng sẽ:
- Hữu ích và có nhiều thông tin.
- Hữu ích hơn các trang web khác.
- Đáng tin.
- Chất lượng cao.
- Hấp dẫn.
Thuật ngữ được Google
đưa ra trong hướng dẫn đánh giá chất lượng tìm kiếm là E-A-T. Có nghĩa là:
- E (Expertise) Tính chuyên môn. Những kỹ năng, thông tin, hoặc kiến thức độc nhất của bạn.
- A (Authority) Thẩm quyền. Người khác biết và công nhận kỹ năng và kiến thức của bạn.
- T (Trust) Sự tin cậy. Mọi người tin điều mà bạn nghĩ, nói, hoặc làm và cảm thấy an tâm khi mua hàng hoặc xác nhận bạn.
Google xem nội dung
có chất lượng thấp khi chúng có những yếu tố sau:
- E-A-T kém.
- Nội dung chính có chất lượng kém.
- Số lượng nội dung chính không đủ thỏa mãn.
- Tựa đề thổi phồng/ gây sốc.
- Quảng cáo hoặc nội dung phụ gây xao nhãng khỏi nội dung chính.
- Lượng thông tin không đủ thỏa mãn về website hoặc người tạo nội dung,
- Website hoặc người tạo nội dung không có uy tín.
Đâu là hành động tốt
nhất mà bạn có thể làm khi biết trang web của mình có nội dung kém chất lượng?
Bạn sẽ gỡ bỏ hay cải thiện nội dung cũ?
Đây là điều mà ông
Gary Illyes (nhân viên Google) cho biết:
Sau phát ngôn trên, ông Illyes phát biểu thêm về việc gỡ bỏ nội dung cũ như sau:
“Điều đó không đảm bảo
bạn sẽ thấy bất kì hiệu ứng tích cực nào....Với những nội dung không được hiển
thị trên kết quả tìm kiếm, nội dung không được lập chỉ mục, và nếu chúng không
được lập chỉ mục thì thường chúng không làm ảnh hưởng đến trang của bạn.”
Ông John Muller từ
Google cũng phát biểu như sau:
“Cải thiện chúng có
nghĩa là thứ hạng tìm kiếm chỉ có thể đi lên, trong khi gỡ bỏ chúng có thể gây
tụt hạng tìm kiếm thay vì tăng hạng như một số người tin việc gỡ bỏ nội dung sẽ
đem lại.”
Cả hai nhân viên từ
Google đều chống lại ý tưởng gỡ bỏ nội dung. Nhưng chính xác thì ý tưởng đó đến
từ đâu?
Nó đến từ nhân viên
Michael Wyszomierski của Google vào năm 2011. Ông phát biểu như sau:
“Bên cạnh đó, các
webmaster cần hiểu rằng nội dung kém chất lượng trên trang có thể gây ảnh hưởng
đến thứ hạng tìm kiếm của toàn bộ trang web....Gỡ bỏ nội dung kém chất lượng sẽ
giúp tăng hạng tìm kiếm nhờ đem lại chất lượng nội dung cao.”
Sự khác biệt giữa hai
luồng ý kiến khiến các nhà marketers và người làm dịch vụ SEO phải tự hỏi: đâu mới là ý kiến
đúng?
Nội dung không bình đẳng
Những nhận định trên từ các nhân viên của Google đều mơ hồ, vậy chúng ta ấn định chỉ số thực tế như thế nào?
Các chỉ số nhằm đánh giá chất lượng nội dung
Sau đây là 5 chỉ số
giúp đo lường chất lượng nội dung thường được sử dụng trong các chiến dịch SEO:
- Số lượt xem
- Traffic tự nhiên
- Số lượng đường dẫn
- Tỷ lệ chuyển đổi
- Tỷ lệ tương tác
Bước 3: Quyết định bạn sẽ làm gì với nội dung hiện có
Bước cuối cùng là đưa ra những quyết định được định hướng bởi dữ liệu thực tế về việc bạn nên cải thiện (cập nhật, viết lại, hoặc hợp nhất bài viết) hoặc gỡ bỏ nội dung cũ (xóa chỉ mục đã lập) khỏi công cụ tìm kiếm.
Sau đây là năm khả
năng sẽ xảy ra với nội dung của bạn;
Trường hợp 1: Giữ nguyên như cũ
Bạn không cần phải thực
hiện bất kỳ thay đổi nào nếu:
- Tất cả thông tin đều chính xác, hoặc có giá trị tham khảo.
- Nội dung liên tục có traffic và tương tác cao.
- Nội dung thu hút nhiều link có chất lượng và được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội.
- Nội dung được xếp hạng 1-3 trên Google.
- Nội dung tạo chuyển đổi tốt.
Nếu nội dung có sẵn
đã đủ tốt cho bạn, đừng thay đổi gì cả. Hãy tập trung vào các khu vực mà bạn có
thể tạo được thêm giá trị.
Trường hợp 2: Cập nhật nội dung
Những nội dung bạn cần
cập nhật sẽ:
- Có (hoặc từng có) traffic thường xuyên.
- Có một số link có giá trị/ có nhiều lượt chia sẻ.
- Được xếp hạng trên trang 1 của Google.
- Ít hoặc không tạo ra chuyển đổi.
- Tỷ lệ tương tác dưới trung bình.
Thực hiện điều đó như
thế nào
Để cập nhật/ làm mới
nội dung, bạn cần phải:
- Cập nhật thông tin để nó trở nên chính xác.
- Làm nó tốt hơn những đối thủ của bạn trên SERP.
- Giữ nội dung trên URL cũ (bất cứ khi nào có thể)
Trường hợp 3: Viết lại nội dung
Nội dung của bạn cần
được viết lại nếu rơi vào những trường hợp sau:
- Hiện đang có ít hoặc không có traffic.
- Không còn thu hút đường link/ chia sẻ.
- Không nằm trên trang 1.
- Chưa được lập chỉ mục.
- Không tạo chuyển đổi.
Thực hiện điều đó như
thế nào
Thông thường, nội
dung cần được viết lại có chủ đề hữu ích và có tính liên quan cao, nhưng lại bị
viết tệ. Để giải quyết vấn đề đó, hãy đảm bảo bạn:
- Viết lại nội dung từ đầu.
- Cập nhật thông tin một cách chính xác.
- Đặt lệnh điều hướng 301 đến bài đăng mới trên một URL được tối ưu.
Dựa vào các chía sẻ của
Google về lệnh 301 Redirect, chúng ta biết rằng:
- Google có thể tăng PageRank thông qua lệnh điều hướng 301.
- Không phải tất cả lệnh 301 đều đạt 100 phần trăm PageRank.
- Lệnh điều hướng 301 chỉ đạt 100 phần trăm PageRank khi trang mới có chủ đề gần giống trang cũ.
Trường hợp 4: Hợp nhất nội dung
Đây là những lý do vì
sao bạn nên hợp nhất nội dung của mình;
- Bạn có nhiều bài viết cùng chủ đề.
- Một bài có nhiều traffic; các bài khác có ít hoặc không có.
- Các bài viết này không tạo thêm đường dẫn hoặc lượt chia sẻ.
- Bài viết không xuất hiện trên Trang 1 của Google.
Việc hợp nhất nội
dung nhận được sự đồng tình của John Mueller từ Google. Ông phát biểu rằng:
“Nếu bạn hợp nhất
hai, ba hoặc bốn trang có chất lượng thấp thành, chúng ta có thể nói nó là một
trang tốt hơn.
Nhiều phần của trang web
sẽ chỉ về duy nhất nội dung đó nên nó có thể trở nên liên quan hơn nhiều bài
đơn lẻ mà bạn có lúc trước.”
Thực hiện điều đó như
thế nào
Vậy chính xác thì bạn
thực hiện điều đó như thế nào? Hãy làm theo các bước sau:
- Viết một bài viết tuyệt vời.
- Bắt đầu lại từ đầu, nhưng bạn có thể sử dụng bất kì nội dung hữu ích nào mà bạn đang có.
- Viết nó tốt hơn các đối thủ của bạn.
- Điều hướng 301 đến URL mới (được tối ưu)
Trường hợp 5: Xóa nội dung/ Gỡ chỉ mục đã có
Nội dung cần có sự nâng cấp nếu.
- Nội dung “mỏng”
- Nội dung được viết dở/ lạc đề/ được xuất bản trên nhiều trang khác nhau/ bị đánh cắp/ bị sao chép.
- Nội dung không có giá trị tham khảo.
- Nội dung có số lượng lượt xem thấp.
- Nội dung có ít hoặc không có traffic, đường dẫn, lượt chia sẻ, chuyển đổi hoặc tương tác.
Những điểm chính cần lưu ý:
Để xác định được bạn
cần cải thiện hay gỡ bỏ nội dung cũ, hãy làm theo các bước sau:
- Kiểm tra: Biết rõ về nội dung mà bạn có
- Đánh giá: Cải thiện nội dung cũ nếu bạn có thể (viết lại, hợp nhất, cập nhật) hoặc gỡ nội dung nếu bạn không thể làm các việc trên (gỡ chỉ mục, xóa khỏi website).
- Đo lường: Sử dụng các chỉ số có ý nghĩa đối với công ty của bạn và dùng dữ liệu để quyết định số phận nội dung của bạn.
COMMENTS